• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Prep là gì

1. Khái niệm

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) phương pháp sử dụng thuốc kháng vi rus HIV (ARV) trước khi hành vi nguy cơ lây nhiễm xảy ra đ ngăn ngừa HIV cho những người có nguy cơ đáng k.

PrEP là can thiệp dự phòng trước phơi nhiễm cho nhóm nguy cơ cao bằng thuốc ARV. Là một thành phần trong chiến lược tổng thể dự phòng nhiễm HIV.

2. PrEP dành cho ai?

  • Nam quan hệ tình dục với nam (MSM)
  • Người tiêm chích ma túy (IDU)
  • Quan hệ tình dục khác giới với bạn tình HIV dương tính
  • Nữ chuyển giới, phụ nữ Bán dâm và một số người quan hệ khác giới có nguy cơ cao
  • Những người yêu cầu sử dụng PrEP mà không có chỉ định rõ ràng khác.

3. Những ai không dùng được Prep

- Những người dương tính với HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV cấp tính

- Chức năng thận kém

- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của PrEP

- Gầy yếu suy kiệt

- Cần PEP thay thế (ví dụ: phơi nhiễm HIV trong vòng 72 giờ qua)

4. PrEP được cung cấp như thế nào?P KHÔNG dùng cho đối tượng đối tượng

Bước 1: Tiếp đón: Khách hàng được tiếp đón chu đáo, việc bảo mật thông tin của khách hàng được thực hiện nghiêm túc tuân thủ luật khám chữa bệnh và luật phòng, chống HIV/AIDS

Bước 2: Tư vấn, đánh giá sàng lọc nguy cơ của khách hàng

Bước 3: Đánh giá tình trạng nhiễm HIV và xác định khả năng sử dụng PrEP của khách hàng

Bước 4: Khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cơ bản cần thiết

Bước 5: Tư vấn tuân thủ điều trị và kê đơn thuốc cấp miễn phí cho khách hàng

Bước 6: Hẹn lịch tái khám và theo dõi hỗ trợ khách hàng.

 

5. So sánh giữa Prep và Pep

Chúng ta không nên nhẫm lẫn giữa Prep với Pep là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Bảng so sánh dưới đây cho thấy sự khác nhau giữa prep và pep:

Nội dung

Prep

Pep

Tên gọi đầy đủ?

Dự phòng trước phơi nhiễm

Dự phòng sau phơi nhiễm

Uống thuốc khi nào?

Uống hàng ngày trước khi có phơi nhiễm

Uống hàng ngày sau khi có phơi nhiễm và liều đầu tiên phải trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm.

Ai cần dùng?

Những người có nguy cơ mà chưa bị nhiễm HIV

Những người vừa mới bị phơi nhiễm trong vòng 72 giờ

Hiệu quả như nào?

Giảm nguy cơ lây nhiễm hiệu quả đến 90%

Phòng lây nhiễm > 90%

 

                                    Bs Phạm Minh Quang


Tác giả: BS Phạm Minh Quang
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết