• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PrEP và những hiểu lầm

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) là phương pháp sử dụng thuốc kháng vi rus HIV (ARV) trước khi hành vi nguy cơ lây nhiễm xảy ra để ngăn ngừa HIV cho những người có nguy cơ đáng kể.

PrEP là can thiệp dự phòng trước phơi nhiễm cho nhóm nguy cơ cao bằng thuốc ARV. Là một thành phần trong chiến lược tổng thể dự phòng nhiễm HIV.

Mặc dù PrEP đã được triển khai tại Việt Nam từ năm 2017, hiện tại có 26 tỉnh thành với 210 phòng khám thực hiện điều trị PrEP cho các khách hàng có nguy cơ cao lây nhiễm với HIV nhưng vẫn còn rất nhiều người dân trong cộng đồng có những hiểu lầm về PrEP. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu và giải đáp những hiểu lầm đó nhằm nâng cao kiến thức của người dân về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV.

  1. So sánh PrEP và PEP

PrEP KHÔNG PHẢI là PEP!

PEP – Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, được sử dụng trong vòng 72 giờ SAU KHI phơi nhiễm với HIV càng sớm càng tốt.

 

PrEP

PEP

Tên gọi

Dự phòng trước phơi nhiễm

Dự phòng sau phơi nhiễm

Uống khi nào?

  • Trước khi phơi nhiễm HIV
  • Uống mỗi ngày trước khi có nguy cơ nhiễm HIV hoặc ED-PrEP (2-1-1 trước và sau khi có nguy cơ) theo hướng dẫn
  • Sau khi phơi nhiễm HIV
  • Điều trị khẩn cấp: uống trong vòng 72 giờ (3 ngày) sau khi có nguy cơ nhiễm HIV

Ai cần dùng?

Người chưa nhiễm HIV nhưng:

  • QHTD không dùng bao cao su với hơn 01 bạn tình hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • QHTD với người không biết tình trạng HIV
  • Dùng chung BKT

Người chưa nhiễm HIV nhưng đã có nguy cơ nhiễm HIV qua:

  • QHTD không an toàn
  • TCMT không an toàn
  • Kim đâm
  • Lạm dụng tình dục

Hiệu quả thế nào?

Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua QHTD 99% và TCMT 74%

Phòng lây nhiễm HIV nếu uống đúng đủ và càng sớm càng tốt

 

  1. So sánh PrEP và Vắc xin

PrEP KHÔNG PHẢI là vắc xin phòng HIV!

PrEP là sử dụng thuốc kháng vi rut (ARV) để ngăn ngừa lây nhiễm HIV, thuốc này sẽ mất hiệu lực khi ngừng dùng thuốc.

Hiện tại chưa có vắc xin dự phòng lây nhiễm HIV.

PrEP không phải là vaccine

 

PrEP

Vắc xin

Định nghĩa

Là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng cho người nguy cơ cao nhiễm HIV

Một chế phẩm sinh học cung cấp khả năng miễn dịch chủ động đối với một bệnh cụ thể

Cơ chế

Nồng độ thuốc đủ trong mô và máu để có khả năng ức chế men sao chép ngược

Đưa kháng nguyên vào cơ thể kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại mầm bệnh

Phương cách

Dùng thuốc trước và trong thời gian có nguy cơ (hằng ngày hoặc ED-PrEP)

Tiêm hoặc uống để miễn dịch mà không gây bệnh

Hiệu quả

Khi dùng PrEP hằng ngày hoặc ED-PrEP

Hết hiệu quả khi ngừng thuốc

Hiệu quả cho từng cá nhân

Có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện bệnh truyền nhiễm

Khi một tỷ lệ dân số đủ lớn được tiêm phòng, kết quả miễn dịch toàn bộ quần thể

 

  1. PrEP và K=K

PrEP KHÔNG PHẢI là K=K!

K = K: Là những người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV mỗi ngày để đạt tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện (<200 bản sao/ml) thì không làm lây truyền HIV sang bạn tình của họ qua QHTD.

 

 
 

 

 


Tác giả: Hồng Vân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB