• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 bị sốt hay không sốt thì tốt hơn?

Qua các đợt  tiêm vắc xin phòng COVID-19 vừa qua, có rất nhiều người đặt câu hỏi là: cùng đi tiêm với nhau, nhưng tôi bị sốt cao, còn anh thì sốt nhẹ hoặc không sốt. Vậy, sau tiêm vắc xin phòng COVID-19, bị sốt tốt hơn hay không bị sốt thì tốt hơn? Có phải cứ bị sốt thì cơ thể mới đáp ứng được vắc xin?

 

Theo Bộ Y tế, một số triệu chứng thông thường sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 có thể gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, người bồn chồn... Đây là các phản ứng thông thường cho biết cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng COVID-19.

Vì sao lại có sốt? Trong não chúng ta cũng có một vùng, với tên gọi là “vùng hạ đồi”. Chức năng của nó là để nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, tầm trên dưới 37 độ C với người bình thường.Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, chúng giải phóng ra một số hoá chất vào máu nhằm làm suy yếu cơ thể. Lúc này cơ quan “vùng hạ đồi” nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, từ 37 độ C lên 39-40 độ C, thậm chí cao hơn, đó chính là sốt.

Sốt như một cơn dự báo chính xác về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, là báo động của cơ thể khi bị tổn thương. Như vậy, khi vắcxin được tiêm vào, cơ thể cũng sẽ nhận diện nó với cơ chế tương tự như thế. Cơ thể nóng lên tức là hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể của mình.

Các triệu chứng như sốt sau khi tiêm thuốc hay vắc xin là tín hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của chúng ta tinh tế nhận ra 'kẻ địch'. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không "chiến đấu", mà nó chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn, song đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vắc xin.Và dù có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con vi rút “SARS-CoV-2” này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ tự động tiêu diệt chúng.

Như vậy, sốt hay không sốt sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 đều mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau.

Ngày 01/7/2021, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2021, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã thông tin: Về công tác tiêm chủng, Bộ Y tế phối hợp với các Bộ liên quan thành lập Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch trên phạm vi toàn quốc và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý chiến dịch đảm bảo an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch. Tính đến ngày 29/6/2021, cả nước đã tiêm được 3.617.187 liều vắc xin (đạt 94,7%); trong tháng 6/2021, đã tiêm 2.575.239 liều.Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, về tiếp cận vắc xin, đến nay đã có cam kết viện trợ, ký hợp đồng cung ứng trong năm 2021 với khoảng 105 triệu liều; số đang đàm phán là khoảng 45 triệu liều và tiếp tục tìm kiếm, đàm phán các nguồn vắc xin khác.Dự kiến từ tháng 7/2021 số lượng vắc xin sẽ về nhiều hơn và đến quý 3/2021 sẽ có khoảng 30 triệu liều.Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin trong nước; liên tục trao đổi, đàm phán với các quốc gia Hoa Kỳ, Nhật, Đức, Nga, Cuba để chuyển giao công nghệ; đồng thời yêu cầu các đơn vị sản xuất trong nước đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm lâm sàng, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy trình.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị, các địa phương tiếp tục thực hiện chiến lược 5K+vắc xin và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; đánh giá đúng mức độ nguy cơ; chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản; thực hiện phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo công tác hậu cần; chủ động nâng cao năng lực; áp dụng linh hoạt, phù hợp các biện pháp phòng, chống dịch và kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và phát triển kinh tế./.


Tác giả: Nguyễn Hiệu
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết