• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tập huấn tăng cường năng lực phối hợp liên ngành Y tế - Thú y trong bệnh Dại khu vực miền Bắc năm 2024

Sáng ngày 19/9, Sở Y tế phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tổ chức tập huấn phối hợp liên ngành Y tế - Thú y về tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống bệnh Dại khu vực miền Bắc tại tỉnh Thái Bình năm 2024. TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương – Trưởng VP Chương trình phòng,chống bệnh Dại trên người – Bộ Y tế, Ths.BS. Phạm Nam Thái – Phó giám đốc Sở Y tế Thái Bình; Đồng chí Đỗ Quy Phương – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh; Đồng chí Nguyễn Văn Thơm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Đồngchí Phạm Văn Lý - Chi Cục trưởng Chi Cục CN thú y; các lãnh đạo, chuyên viên của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các đơn vị liên quan.

Từ năm 2022 đến nay, bệnh Dại có xu hướng gia tăng, nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận số ca tử vong do Dại cao như Gia Lai 14 ca, Nghệ An 07 ca, Bình Phước 07 ca, Điện Biên 06 ca, Bến Tre 05 ca, Đắk Lắk và Bình Thuận 04 ca. Năm 2024, tình hình bệnh Dại tiếp tục gia tăng đột biến, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong (Đắk Lắk 4 ca, Gia Lai 01 ca). Đặc biệt, gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 05 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do Dại trên người là do người bị chó, mèo Dại cắn không tiêm phòng huyết thanh kháng Dại, không tiêm vắc xin phòng Dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định... Công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo; tỷ tiêm vắc xin phòng Dại trên động vật còn thấp, chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; có nơi chỉ đạt ~10%.

          Tại Thái Bình, trong giai đoạn 2017 – 2024  ghi nhận 01 ca tử vong do bệnh Dại (năm 2020) tại xã Nam Thanh – huyệnTiền Hải.

          Trong 07 tháng đầu năm 2024, tại Thái Bình  có 5.160 mũi tiêm phòng Dại, tăng 28% so với cùng kỳ 2023; số mũi tiêm huyết thanh phòng Dại: 447 mũi (tăng 27% so vớicùngkỳ 2023). Trong số bệnh nhân điều trị dự phòng sau bị sau khi bị chó, mèo cắn: có: 94,9% đi tiêm trước 10 ngày kể từ ngày bị động vật cắn, 5,1% đi tiêm sau 10 ngày kể từ ngày bị động vật cắn.

          Tại lớp tập huấn, các học viên được nghe về các dấu hiệu nhận biết bệnh Dại trên người, cách phòng chống; Hướng dẫn giám sát, điều tra và xử lý ổ dịch trên người và động vật, cách lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc, vận chuyển, bảo quản bệnh phẩm bệnh Dại trên động vật; An toàn sinh học khi lấy mẫu, vận chuyển bệnh phẩm nghi Dại; Hướng dẫn phòng và điều trị dự phòng bệnh Dại ở người; truyền thông nguy cơ...

          Tại lớp tập huấn, các học viên thảo luận sôi nổi về những khó khăn,vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động phòng,chống bệnh Dại tại cộng đồng, đồng thời đưa ra các giải pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả công tác phòng,chống bệnh Dại trong thời gian tới./.


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB