• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Bình: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại

          Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 29/5/2023 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại, Sở Y tế đã ban hành Công văn yêu cầu các đơn vị trong ngành triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại. 

          Cụ thể, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cập nhật, theo dõi, giám sát diễn biến tình hình dịch bệnh Dại trên người. Phân tích đánh giá nguy cơ dịch bệnh trong tỉnh để kịp thời tham mưu Sở Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời hiệu quả. Duy trì hỗ trợ chuyên môn các cơ sở y tế, các phòng tiêm chủng dịch vụ triển khai tiêm chủng vắc xin và huyết thanh kháng Dại. Đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin và huyết thanh kháng Dại trên địa bàn tỉnh. Căn cứ số ca bệnh Dại, số nghi mắc được báo cáo để dự trù phù hợp lượng vắc xin và huyết thanh kháng Dại tại Trung tâm để đảm bảo sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho người dân. Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông đẩy mạnh công tác truyền thông và phổ biến các nội dung tuyên truyền phòng chống bệnh Dại trên các phương tiện thông tin đại chúng theo hướng dẫn; Hướng dẫn các hoạt động truyền thông về bệnh Dại đối với các Trung tâm Y tế huyện, thành phố. Tổng hợp định kỳ hàng tháng các cơ sở tiêm vắc xin Dại, huyết thanh kháng Dại trên địa bàn toàn tỉnh, gửi thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế và các cơ quan thông tin truyền thông đại chúng của tỉnh trước ngày 28 hàng tháng.

          Trung tâm Y tế huyện, thành phố chủ  động giám sát dịch tễ các trường hợp người nghi bị phơi nhiễm với vi rút Dại đến khám và điều trị dự phòng tại các điểm tiêm phòng Dại và các trường hợp nghi Dại điều trị tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Phối hợp cơ quan thú y trong giám sát phát hiện, chia sẻ thông tin tình hình bệnh Dại tại địa phương. Tập trung điều tra, giám sát và xử lý ổ dịch trong tình huống phát sinh ca bệnh Dại trên người và đàn động vật tại địa bàn quản lý. Đảm bảo duy trì có ít nhất 01 điểm tiêm chủng vắc xin, tiêm huyết thanh kháng Dại trên địa bàn quản lý để phục vụ công tác điều trị dự phòng, tiêm chủng cho người bị chó, mèo cắn, người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại. Tổng hợp báo cáo định kỳ cơ sở cơ sở tiêm vắc xin Dại, huyết thanh kháng Dại trên địa bàn huyện, thành phố; gửi báo cáo trước ngày 26 hàng tháng về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để tổng hợp; đồng thời gửi đăng tải trên cổng thông tin điện tử của huyện, thành phố, trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có) và thông tin trên hệ thống truyền thông công cộng để người dân được biết. Tham mưu cho chính quyền địa phương tăng cường hoạt động tuyên truyền phòng chống bệnh Dại tại các nhà trường và trong cộng đồng dân cư để nâng cao nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh Dại, cách xử lý khi bị chó, mèo cắn và biện pháp phòng chống bệnh Dại trên người. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo theo dõi đối tượng theo quy định tại Quyết định 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014 và Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

          Các cơ sở, đơn vị y tế tăng cường truyền thông tuyên truyền về bệnh Dại tại cơ quan, đơn vị. Các cơ sở khám chữa bệnh khi có trường hợp người bị chó, mèo cắn tới khám và điều trị thì thực hiện xử lý vết thương theo quy trình quy định và vận động, tư vấn, tiêm phòng vắc xin hoặc huyết thanh Dại cho bệnh nhân phù hợp hoặc tư vấn cho bệnh nhân đến tiêm tại các cơ sở y tếkhác có vắc xin, huyết thanh kháng Dại; Thông tin trường hợp người bị chó, mèo cắn tới khám và điều trị cho Trung tâm Y tế huyện, thành phố trên địa bàn để thực hiện giám sát. Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế huyện, thành phố trong hoạt động giám sát điều tra ca bệnh, ca nghi nhiễm Dại có tiền sử dịch tễ liên quan trên địa bàn. Các cơ sở tiêm chủng dịch vụ cần báo cáo ngay đến Trung tâm Y tế huyện, thành phố các trường hợp người nghi bị phơi nhiễm với vi rút Dại đến khám và điều trị dự phòng. Đảm bảo đúng quy trình, quy định trong hoạt động tiêm chủng vắc xin nói chung và tiêm vắc xin Dại, huyết thanh kháng Dại nói riêng. 


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết