• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Bình với những giải pháp phát triển dân số bền vững

           Thái Bình là tỉnh thuần nông với tổng số nhân khẩu thường trú toàn tỉnh là: 2.056.670 người. Trong đó số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là: 330.854 người. Tổng số trẻ sinh năm 2020 là 25.175 trẻ, giảm 1.171 trẻ so với năm 2019. Tỷ số giới tính khi sinh năm 2020 là 110,8 trẻ nam/100 trẻ nữ, giảm 0,27% so với năm 2019. Số sinh là con thứ 3 trở lên: 5.406 trẻ (Tỷ lệ 21,47%), tăng 145 so với năm 2019. Chúng ta vẫn biết rằng công tác Dân số là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung. Vậy giải pháp nào về dân số để dân số phát triển gắn với sự phát triển bền vững của đất nước?

Năm 2020, Công tác Dân số - KHHGĐ Thái Bình với những thuận lợi như  thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư kinh phí và các nguồn lực của Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Sự phối hợp thường xuyên, có hiệu quả của các ngành thành viên BCĐ công tác DS-KHHGĐ tỉnh; các đơn vị trong ngành y tế; các cơ quan truyền thông tin của tỉnh. Những kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Công tác Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn  2011 - 2020” là nền tảng, động lực cho hoạt động Dân số - Sức khỏe sinh sản nói riêng, Dân số và phát triển nói chung trong thời gian tiếp theo. Hệ thống tổ chức ngành y tế nói chung và dân số nói riêng đã được kiện toàn, bố trí sắp xếp phù hợp, đã đi vào hoạt động tốt. Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản từ tỉnh đến cơ sở đã từng bước củng cố, phát triển cung cấp đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ DS - KHHGĐ cho nhân dân. Các hoạt động được sự tham gia, hưởng ứng tích cực của người dân, đặc biệt là các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, học sinh, sinh viên...Công tác Dân số - KHHGĐ của tỉnh đã từng bước khắc phục được những khó khăn và đạt được những kết quả nhất định. Chi cục Dân số- KHHGĐ tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 150 buổi truyền thông, tư vấn, chuyên đề về các biện pháp tránh thai ; Tuyên truyền Chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống ung thư vú và cổ tử cung cho trên 25000 lượt phụ nữ tại cộng đồng và công nhân các khu công nghiệp. Tổ chức 04 lớp tập huấn cho trên 550 công tác viên thôn, tổ dân phố về KHHGĐ/CSSKSS. Cung cấp phương tiện tránh thai và các dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Triển khai Đề án xã hội hóa phương tiện tránh thai, Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên và Chương trình kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Phát triển Mô hình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái, Chương trình tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số, trong đó có chương trình sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Ngoài ra, còn thực hiện Mô hình Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân, Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển, Đề án chăm sóc người cao tuổi... Tất cả các chương trình, Dự án này đều có sự phối kết hợp hiệu quả với các đơn vị liên quan từ Trung ương đến địa phương, góp phần nâng cao được nhận thức của nhân dân, nhất là phụ nữ, thanh niên trong việc chăm sóc sức khỏe nói chung và CSSKSS nói riêng.

Năm 2021, trên cơ sở những kết quả đạt được của năm 2020, để giúp Dân số Thái Bình phát triển bền vững góp phần vào sự phát triển toàn diện mọi mặt kinh tế, xã hội của tỉnh Chi Cục Dân số - KHHGĐ tỉnh đã xây dựng các giải pháp như: Chủ động tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ trong tình hình mới. Các kế hoạch Kiểm soát dân số vùng biển và ven biển giai đoạn 2021 – 2025. Tiếp tục triển khai Nghị Quyết 21/NQ-TƯ ngày  tháng năm  ; Kế hoạch 61/KH-TU ngày    tháng năm    ; Kế hoạch số 78/KH-UBND  ngày  tháng   năm    về công tác dân số trong tình hình mới; Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 31/7/2020 Kế hoạch hành động 2020 - 2025 của tỉnh Thái Bình thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Tăng cường phối hợp giữa ngành y tế, Chi cục DS-KHHGĐ với các ngành thành viên BCĐ, các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các kế hoạch, mô hình, đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp, ký kết hợp đồng trách nhiệm với các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp triển khai thực hiện từng nội dung hoạt động cụ thể của Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh. Kiện toàn BCĐ công tác Dân số - KHHGĐ các cấp. Tích cực tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kế hoạch của tỉnh về công tác Dân số trong tình hình mới.Tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 94/KH-UBND, ngày 27/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình “Kế hoạch Truyền thông dân số tỉnh Thái Bình năm 2030”. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan truyền thông, các cấp, ngành, địa phương tích cực tuyên truyền về công tác dân số trong tình hình mới; xây dựng các chuyên mục, chuyên trang, chương trình, phóng sự, tin bài về công tác dân số... Tổ chức tư vấn cung cấp thông tin cho các nhóm đối tượng với các nội dung: Công tác dân số, Chăm sóc sức khỏe sinh sản – KHHGĐ, Bình đẳng giới,  Mất cân bằng giới tính khi sinh,...Đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông cho mạng lưới làm công tác truyền thông Dân số các tuyến. Tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, dự án về dân số. Tổ chức thực hiện các kế hoạch của UBND tỉnh về: Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030; Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; Kiểm soát dân số vùng biển và ven biển giai đoạn 2021 – 2025. Đẩy mạnh hoạt động Đề án 818 và 718, cung ứng phương tiện tránh thai (PTTT) và hàng hóa sức khỏe sinh sản từ kênh miễn phí sang tiếp thị xã hội, xã hội hóa; cung cấp thuận tiện các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ và dịch vụ sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành. Hoàn thiện hệ thống thông tin số liệu, dữ liệu điện tử chuyên ngành phù hợp với hệ thống chỉ tiêu quốc gia, ngành y tế và đáp ứng yêu cầu Chiến lược dân số mới, mở rộng phần mềm dữ liệu điện tử chuyên ngành dân số tới các xã, phường, thị trấn. Những kết quả của công tác DS - KHHGD của tỉnh thời gian tới sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ./. 

Thanh Tâm

 

 

 


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB