• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn thu gom, quản lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, để tăng cường thực hiện một số biện pháp quản lý chất thải trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, ngày 14/9/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình ban hành Công văn số 2222/STNMT-CCBVMT hướng dẫn thu gom, quản lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 gửi các Sở, ban, ngành liên quan theo Công văn số 4119/BTNMT-TCMT ngày 23/7/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tại khu vực cách ly, phòng cách ly tại cơ sở cách ly y tế tập trung: Theo quy định, các chất thải như: khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng, trang phục phòng hộ cá nhân phát sinh từ khu vực cách ly, phòng cách ly tại cơ sở cách ly y tế tập trung phải được phân ngay vào thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, có lót túi, có biểu tượng cảnh báo chất thải có chứa chất gây bệnh. Bên ngoài túi, thùng có nhẵn “Chất thải có nguy cơ chứa SARS – CoV – 2”. Trường hợp xuất hiện ca mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 thì tất cả chất thải phát sinh tại phòng cách ly của người này phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dãn nhãn “Chất thải có nguy cơ chứa SARS -CoV-2”. Các chất thải khác thực hiện thu gom và xử lý theo quy định về quản lý theo quy định về quản lý chất thải của Chính phủ. Trước khi thu gom, túi đựng chất thải được buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, sau đó bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm. Thùng thu gom chất thải lây nhiễm phải có thành cứng, có nắp đậy kín, có đạp chân, có lắp bánh xe, có dán nhãn “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”. Thu gom riêng thùng đựng chất thải tạm thời trong cơ sở ít nhất 2 lần/hoặc khi cần. Trong quá trình thu gom, thùng đựng chất thải phải đựng nắp kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài. Khu tập kết rác thải lây nhiễm cần bố trí tại vị trí cuối hướng gió, thuận tiện trong tuyến đường vận chuyện, phải có mái che, nền bảo đảm không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào. Thùng, dụng cụ đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 phải được vệ sinh và khử khuẩn ngay sau khi sử dụng bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,5% Clo hoạt tính. Thực hiện vận chuyển thùng đựng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 đến cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế gần nhất bằng xe chuyên dụng để xử lý trong ngày. Yêu cầu có nắp đậy kín không để rò rỉ, rơi vãi ra ngoài.

Tại các phòng cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú: Chất thải phát sinh từ phòng cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú bao gồm: khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng thải bỏ của người được cách ly phải bỏ vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải có lót túi, có nắp đậy kín đặt trong phòng của người được cách ly. Trong thời gian cách ly, nếu người được cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 phải thực hiện khử trùng và xử lý môi trường theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và thu gom tất cả các loại chất thải phát sinh theo như quy định đối với người ở khu cách ly y tế tập trung. Hết thời gian cách ly, người được cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì thu gom túi đựng chất thải và xử lý như chất thải thông thường.

Tại khu vực phong tỏa phòng, chống dịch COVID-19: đối với chất thải phát sinh từ nhà/phòng có trường hợp mắc COVID-19 (F0): Tất cả các loại rác thải phát sinh của nhà bệnh nhân COVID-19 phải được coi là chất thải lây nhiễm. Rác thải được thu gom vào túi màu vàng, buộc chặt miệng túi và cho vào một túi màu vàng khác, tiếp tục buộc chặt miệng túi. Các túi màu vàng đều phải dán nhãn “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”. Ngoài ra, đồ vải như quần áo, chăn màn, ga gối của bệnh nhân cần được ngâm ngập hoàn toàn dung dịch khử trùng chứa 0,05% Clo hoạt tính trong thời gian từ 10-20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch (trong trường hợp không có hóa chất khử trùng có thể đun sôi từ 10-15 phút). Đối với chất thải phát sinh từ nhà/phòng cách ly người tiếp xúc gần (F1) và chất thải phát sinh từ nhà/phòng cách ly người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) thực hiện theo quy định.

Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu/cụm công nghiệp, cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19, cơ sở tiêm chủng vắc xin COVID-19: đều phải thực hiện nghiêm những quy định mới nhất của Bộ Y tế về thu gom, quản lý chất thải trong phòng chống dịch COVID-19 theo từng mức độ nguy hiểm F1, F2.

Các sở ngành, đơn vị, địa phương phải thực hiện nghiêm các quy định về thu gom, quản lý, xử lý chất thải góp phần bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, khống chế và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 nhanh, hiệu quả./.


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết