• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

 Theo Bộ Y tế, Kế hoạch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ triển khai tại Việt Nam từ tháng 4 năm 2022, ngay sau khi được cung ứng vắc xin. Phương thức triển khai là tổ chức các chiến dịch tại trường học, các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động. Loại vắc-xin sử dụng là vắc-xin Comirnaty (Pfizer  BioNTech Covid-19 văc xin) và vắc-xin Spikevax (Moderna Covid-19 văc xin). 

Vắc-xin Comirnaty của Pfizer sử dụng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; vắc xin dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm, đóng lọ 1,3ml tương đương 10 liều vắc xin sau pha loãng với 1,3ml dung dịch nước muối sinh lý 0,9 o/o; bảo quản ở nhiệt độ âm sâu -900 C đến -600 C có HSD 9 tháng từ ngày sản xuất; bảo quản ở nhiệt độ +20 C - +80 C sử dụng tối đa 10 tuần; Liều lượng 0,2ml; Đường tiêm: tiêm bắp; Lịch tiêm: 2 mũi cách nhau 04 tuần.

Vắc-xin Spikevax của Moderna dùng cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi, sử dụng cùng loại vắc xin với người lớn, tuy nhiên liều sử dụng bằng ½ liều người lớn, vắc xin đóng lọ 5ml tức là 20 liều trẻ em; bảo quản ở nhiệt độ  -250 C - 150 Ccó HSD 9 tháng từ ngày sản xuất; bảo quản ở nhiệt độ +20 C - +80 C sử dụng tối đa 30 ngày; Liều lượng 0,25ml; Đường tiêm: tiêm bắp; Lịch tiêm: 2 mũi cách nhau 4 tuần.

Theo Kế hoạch, số đối tượng là trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đăng ký tiêm của 63 tỉnh/thành phố là 11.809.740 trẻ, bao gồm trẻ tại trường học (mẫu giáo, tiểu học, học sinh lớp 6 THCS) và cộng đồng (trẻ trong độ tuổi 5-dưới 12 tuổi không đi học). Triển khai tiêm trước cho nhóm tuổi lớn từ 11 tuổi  (học lớp 6), hạ thấp dần độ tuổi. Các địa phương triển khai tiêm cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào số lượng vắc xin được cung ứng.

Về tính an toàn của vắc xin, qua khảo sát tại các nước đã sử dụng vắc-xin cho thấy, phản ứng gây lo ngại ít gặp ở trẻ nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi hơn so với lứa tuổi lớn hơn.Tuy nhiên, các điểm tiêm chủng phải thực hành tiêm chủng an toàn, khám sàng lọc trước tiêm chủng, tuân thủ đúng chỉ định, chống chỉ định. Sau khi tiêm, trẻ phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để được theo dõi, phát hiện, xử trí kịp thời các phản ứng phụ có thể xảy ra. Tiếp tục theo dõi trẻ 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 07 ngày đầu. Lưu ý: Trong 03 ngày đầu sau tiêm, luôn có người lớn hỗ trợ 24/24, tránh vận động mạnh. Đến cơ sở y tế khi có 1 trong các dấu hiệu nghiêm trọng. Sử dụng một loại vắc xin phòng Covid-19 để tiêm đủ 02 mũi cho cùng 1 đối tượng trẻ.

 Một số phản ứng phụ hay gặp như: ngứa hoặc đau hoặc ban đỏ tại vị trí tiêm; mệt mỏi; đau đầu, chóng mặt; đau cơ; ớn lạnh; buồn nôn, nôn; sưng đau ở nách; sốt; đau khớp; đau bụng; nổi hạch...

 Theo Bộ Y tế, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế năm 2022 là triển khai Chiến dịch tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Để thực hiện Chiến dịch tiêm vắc-xin cho trẻ em bảo đảm an toàn, hiệu quả, khoa học, Bộ Y tế đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch tiêm chủng, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, nguồn lực. Tăng cường tuyên truyền các nội dung sau: sự cần thiết của việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; tính an toàn của vắc xin; các phản ứng có thể gặp sau tiêm và cách xử trí; địa điểm tiêm; lịch tiêm; công tác tổ chức, triển khai tại các trường học, địa phương...


Tác giả: BSCKII Lưu Thị Ánh Tuyết - PGĐ TT KSBT
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết