• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM KHI ĐI DU LỊCH

Khi đi du lịch đa số mọi người có tâm lý muốn trải nghiệm ẩm thực đặc trưng của vùng miền nơi đến, tuy nhiên đã có không ít vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nguy cơ ngộ độc thực phẩm thường tăng cao trong mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, xâm nhập đồ ăn, thức uống. Đặc biệt, khi du khách ăn, uống thực phẩm được giới thiệu là đặc sản địa phương của những người bán dạo ngoài trời tại các điểm du lịch thì rất dễ bị ngộ độc do bị nhiễm bẩn từ bụi, côn trùng, vệ sinh không đầy đủ hoặc do vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn khi thực phẩm không được bảo quản trong vùng nhiệt độ an toàn.

                        Hình ảnh các đồ ăn bán dạo ngoài trời

Ngoài ra, việc sử dụng, chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc.

Những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp là vi khuẩn E.coli; Campylobacter jejuni; Clostridium perfringens; Salmonella; Escherichia coli;  Rotavirus; phẩy khuẩn tả; Ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm do động vật truyền sang người như: Platyhelminthes, Nematoda, Protozoa. ...

Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, thường bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Tùy từng loại ngộ độc có thể gây sốt hoặc có triệu chứng rối loạn về thần kinh. Khi bị ngộ độc thực phẩm cần sơ cứu bằng cách gây nôn, uống thật nhiều nước bằng nước lọc, dung dịch oserol hoặc uống nước gạo rang để bù lượng nước mất đi, sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch:

Người dân cần thực hiện ăn chín uống sôi. Không nên ăn món gỏi, tái sống và món chế biến sẵn của người bán dạo ở các khu du lịch hay ven bờ biển. Nếu tổ chức tiệc nướng ngoài trời nên chọn thực phẩm tươi sống và nướng chín ở nhiệt độ cao, không nên ăn quá nhiều thực phẩm mới lạ trong một lần. Tránh sử dụng nước đóng chai, nước giải khát không rõ nguồn gốc, đá lạnh, nước từ vòi hoặc máy lọc nước không bảo đảm...

Nên chọn nơi ăn uống uy tín như các nhà hàng có giấy phép chứng nhận đủ điệu kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ăn hàng rong hoặc nơi không rõ nguồn gốc nguyên liệu, thực phẩm.

Giữ vệ sinh tay và dụng cụ ăn uống: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, sử dụng dụng cụ ăn uống sạch, hạn chế dùng chung đồ cá nhân.

Người đi du lịch cần chuẩn bị một số thuốc cơ bản như: Loperamide (cầm tiêu chảy), Metronidazol 250mg (kháng sinh trị vi khuẩn và ký sinh trùng), men tiêu hóa, Oresol để chống mất nước..., đồng thời tìm hiểu các địa chỉ y tế gần nơi du lịch để được hỗ trợ khi cần. Người đi du lịch hãy chủ động phòng, tránh ngộ độc thực phẩm để kỳ nghỉ đảm bảo an toàn, vui vẻ và trọn vẹn./.


Tác giả: Đoàn Huê
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB