• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Bình hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng chống bệnh Dại 28/9”

Hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng chống bệnh Dại 28/9” tại Việt Nam và tỉnh Thái Bình là một trong số các hoạt động quan trọng để kêu gọi sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền các cấp, huy động sự tham gia của các cơ quan, ban ngành, tổ chức, huy động sự chung tay của người dân và cộng đồng cho hoạt động phòng chống bệnh Dại, nêu cao trách nhiệm của người dân trong việc chủ động, tự giác thực hiện tiêm phòng cho đàn chó, mèo và đi đến các cơ sở y tế tiêm phòng khi bị chó, mèo cắn.Hưởng ứng “Ngày Thế giới phòng chống bệnh Dại 28/9” tại Việt Nam và tỉnh Thái Bình là một trong số các hoạt động quan trọng để kêu gọi sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền các cấp, huy động sự tham gia của các cơ quan, ban ngành, tổ chức, huy động sự chung tay của người dân và cộng đồng cho hoạt động phòng chống bệnh Dại, nêu cao trách nhiệm của người dân trong việc chủ động, tự giác thực hiện tiêm phòng cho đàn chó, mèo và đi đến các cơ sở y tế tiêm phòng khi bị chó, mèo cắn.

Bệnh Dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vius Dại. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). 

Tại Thái Bình, theo số liệu thống kê báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong 07 tháng đầu năm 2024 tuy chưa ghi nhận trường hợp tử vong do Dại nhưng gia tăng số trường hợp điều trị dự phòng sau khi bị chó, mèo cắn: số mũi tiêm vắc xin phòng Dại thực hiện: 5.160 mũi (tăng 28% so với cùng kỳ 2023); Số mũi tiêm huyết thanh phòng Dại: 447 mũi (tăng 27% so với cùng kỳ 2023); Trong số bệnh nhân đi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm94,9% đi tiêm trước 10 ngày kể từ ngày bị động vật cắn; 5,1% đi tiêm sau 10 ngày kể từ ngày bị động vật cắn. Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 34,2%, thấp nhất là độ tuổi 15-24 (11,3%). Nguyên nhân gây bệnh Dại ở trẻ em hầu hết là do chó Dại cắn (93%).

Trước thực trạng số người tử vong do Dại tăng cao, để chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại trên người, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - Bộ Y tế có Công văn số 189/VCDTTƯ-BTN ngày 20/02/2024, đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường rà soát việc xây dựng, tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh Dại theo chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2022-2023 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2022.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, ngày 17/01/2022, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch số 08/KH-UBND về phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh và Chỉ thị số 09-CT/UBND ngày 29/5/2023 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại.

UBND tỉnh giao ngành Y tế, đơn vị đầu mối là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện mục tiêu: Kiểm soát tốt tình hình mắc bệnh Dại, không để dịch lớn xảy ra, tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2022-2030 với các giải pháp cụ thể như sau:

- Tiếp tục cập nhật, theo dõi, giám sát chặt diễn biến tình hình dịch bệnh Dại trên người và động vật tại địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận để tham mưu triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, hiệu quả.

- Dự trù và đảm bảo khả năng cung ứng vắc xin và huyết thanh kháng Dại trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị xây dựng và triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Dại.

- Tăng cường quản lý, giám sát và hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở y tế, các phòng tiêm dịch vụ triển khai tiêm chủng vắc xin và huyết thanh kháng Dại.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức cho CBYT ở các điểm tiêm vắc xin phòng Dại, cán bộ y tế cơ sở để nâng cao năng lực mạng lưới phòng chống bệnh dại trong tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tăng cường công tác thông tin truyên truyền phòng chống bệnh Dại nhằm nâng cao trách nhiệm và nhận thức của người dân về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống. Truyền thông trong trường học cho cán bộ nhà trường, phụ huynh và học sinh với các hình thức sinh hoạt ngoại khóa, chuyên đề, cuộc thi tìm hiểu phòng chống bệnh Dại,...

- Tăng cường công tác phối hợp Y tế và Thú y: Trung tâm KSBT tỉnh đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y của tỉnh ban hành kế hoạch phối hợp liên ngành số 55/KH-PHPCD ngày 29/3/2024 về phòng, chống các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Để chủ động phòng, chống bệnh Dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. 

2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch, đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn Iodine hoặc Povidone.

- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời.

- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại. 


Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết