• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH THÁI BÌNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thái Bình: Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Dại

Theo thông tin từ Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 75 trường hợp người tử vong do bệnh Dại tại 30 tỉnh thành phố, cao hơn số ca mắc của cả năm 2022.

Để chủ động trong công tác giám sát, dự phòng, duy trì kết quả không có bệnh nhân tử vong do bệnh Dại trên địa bàn tỉnh nhiều năm qua, Sở Y tế Thái Bình ban hành công văn số 2356/SYT-NVY ngày 23/11/2023 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống Dại trên địa bàn tỉnh như sau:

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sự lưu hành mầm bệnh dại trên đàn vật nuôi, xử lý triệt để ổ dịch dại, nghi dại ngay khi phát hiện không để lây lan sang người. Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng dại theo Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 17/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thường xuyên chia sẻ thông tin, chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống dại theo hướng dẫn của liên ngành Y tế- Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về quản lý vật nuôi trong nhà và tiêm chủng vaccine phòng dại trên đàn chó, mèo để người dân chủ động nắm bắt và thực hiện.

Các đơn vị y tế dự phòng: Tiếp tục cập nhật, theo dõi, giám sát chặt diễn biến tình hình dịch bệnh Dại trên người và động vật tại địa bàn và các địa phương lân cận để tham mưu triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời hiệu quả. Tăng cường quản lý, giám sát, phát hiện các trường hợp mắc, phơi nhiễm dại tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Phát huy hiệu quả vai trò của mạng lưới giám sát dựa vào sự kiện trong phòng chống dịch tại địa phương. Phối hợp với cơ quan thú y tại địa phương tập trung điều tra, giám sát và xử lý ca bệnh, ổ dịch ngay khi phát sinh ca bệnh dại trên người hoặc đàn động vật tại địa bàn quản lý. Tăng cường thông tin, tuyên truyền phòng chống bệnh dại qua các kênh truyền thông và trong cộng đồng nhằm nâng cao trách nhiệm và nhận thức của người dân về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch đảm bảo khả năng cung ứng đầy đủ vắc xin và huyết thanh kháng dại trên địa bàn tỉnh. Phối hợp triển khai các chiến dịch truyền thông, tổ chức các buổi tọa đàm về phòng chống bệnh dại trên hệ thống phát thanh truyền hình của tỉnh.

TTYT huyện, thành phố chủ động tăng cường hoạt động tuyên truyền phòng chống bệnh Dại tại các nhà trường và trong cộng đồng dân cư, đảm bảo duy trì có ít nhất 01 điểm tiêm chủng vắc xin và huyết thanh kháng dại trên địa bàn quản lý phục vụ công tác điều trị dự phòng, tiêm chủng cho người bị chó mèo cắn, người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh dại. Các đơn vị y tế thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo theo dõi đối tượng mắc, nghi mắc Dại theo quy định tại quyết định 1622/QĐ-BYT và thông 54/2015/TT-BYT. Tổ chức giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn và quản lý việc cập nhật thống kê báo cáo của các cơ sở y tế, các phòng tiêm chủng dịch vụ triển khai tiêm chủng vaccine và huyết thanh kháng dại.

Các cơ sở khám, chữa bệnh: Điều tra dịch tễ, thực hiện tư vấn, hướng dẫn người bị động vật (nhất là chó, mèo) cắn, cào...về việc phơi nhiễm vi rút dại để tiêm phòng vắc xin/huyết thanh kịp thời đầy đủ không để xảy ra tình huống phát sinh ca mắc dại trên người. Phối hợp với các cơ quan y tế dự phòng trao đổi thông tin, xử lý, giám sát, điều tra ca bệnh dại hoặc nghi nhiễm dại có tiền sử dịch tễ trên địa bàn, đảm bảo chế độ thống kê báo cáo theo quy định./.

 


Tác giả: Bs Trần Hương
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB