• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus sởi (Polynosa Morbillorum) gây ra, bệnh thường gây sốt, phát ban và có khả năng lây truyền từ người này sang người khác, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Bệnh rất dễ lây lan qua không khí khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi…

Biểu hiện của bệnh sởi thường xuất hiện sau khoảng 10 đến 14 ngày tiếp xúc với virus sởi, bao gồm: Sốt; Ho khan; Sổ mũi; Đau họng; Viêm kết mạc; Đốm Koplik (những đốm trắng nhỏ có tâm màu trắng hơi xanh trên nền đỏ nằm bên trong miệng trên niêm mạc má); Phát ban trên da từng mảng lớn, phẳng mịn như nhung...Bệnh sởi có khả năng lây lan cao trong khoảng 4 ngày trước cho đến 4 ngày sau khi phát ban. Do đó, người khỏe mạnh cần cách ly tuyệt đối với người bệnh để tránh mắc sởi, đặc biệt là những người chưa tiêm vaccine.

Biến chứng của bệnh Sởi: Bệnh Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị bệnh sởi: Hiện nay chưa có phương pháp điều trị sởi đặc hiệu riêng. Bệnh có thể tự khỏi theo thời gian, kết hợp với các biện pháp dùng thuốc, nghỉ ngơi, ăn uống, nâng cao sức đề kháng...

Biện pháp phòng bệnh sởi

 Tiêm vắc xin phòng sởi là biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả, trẻ em cần tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin Sởi:

- Tiêm mũi 1 khi trẻ 9-11tháng tuổi.

- Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi.

- Tiêm vét cho tất cả các trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 2 tuổi chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin Sởi.

 Với bệnh nhân đã mắc sởi

- Tăng cường dinh dưỡng để phòng SDD, nên dùng thêm vitamin A để tránh loét giác mạc, mù mắt.

- Vệ sinh cá nhân, nhất là răng miệng, da, mắt.

- Điều trị triệu chứng: hạ nhiệt, giảm ho.

- Điều trị biến chứng: viêm phổi, viêm tai, viêm não…


Tác giả: BSCKII Lưu Thị Ánh Tuyết - PGĐ TT KSBT
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết