• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tỉnh Thái Bình: Đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Nhằm kịp thời tổ chức, triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực y tế một cách hiệu quả, đúng quy định trên cơ sở thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 1800/UBNDNNTNMT ngày 29/4/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, ngày 08/5/2025, Sở Y tế ban hành Công văn số 902/SYT-KHTC về việc triển khai chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Theo đó, Sở Y tế đề nghị Thủ trưởng, Giám đốc các đơn vị thực hiện một số nội dung liên quan như: Phổ biến nội dung Quyết định số 06/2024/QĐ-UBND ngày 17/4/2024, Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 23/5/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh đến bộ phận chuyên môn phụ trách hoạt động quản lý chất thải sinh hoạt tại bệnh viện và thông tin tới từng khoa, phòng, cán bộ nhân viên có liên quan tại đơn vị, đảm bảo các đối tượng nắm bắt được đầy đủ các nội dung. Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chủ trì, đăng tại các văn bản Công văn số 1800/UBND-NNTNMT ngày 29/4/2025, Quyết định số 06/2024/QĐ- UBND ngày 17/4/2024; Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 23/5/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh lên Cổng thông tin điện tử ngành Y tế để phổ biến nội dung đến nhân viên y tế và nhân dân. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc các nội dung vượt thẩm quyền, yêu cầu các đơn vị báo cáo về Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để xử lý theo thẩm quyền.

Mục đích, nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai đồng bộ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 bắt đầu từ ngày 01/01/2025 và theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 9368/BTNMT-KSONMT. Tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia chương trình tái chế, xử lý chất thải theo quy định; giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý; qua đó sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Xác định cụ thể nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong tổ chức triển khai việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn theo quỵ định của Luật Bảo vệ môi trường, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nht và hiệu quả. Củng cố, kiện toàn lại hệ thống, mạng lưới thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các yêu cầu trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý/tái chế CTRSH đã được phân loại tại nguồn theo quy định bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khoẻ con người.

Yêu cầu của Kế hoạch triển khai thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh là xác định việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban nhân dân các cấp, nhất là cấp cơ sở; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn giám sát về phân loại CTRSH tại nguồn; đồng thời tăng cường công tác xã hội hóa để huy động tối đa các nguồn lực tham gia vào công tác phân loại CTRSH tại nguồn và thu gom, vận chuyển, xử lý riêng CTRSH sau phân loại. Việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn được triển khai thực hiện tại tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn kỹ thuật về phân loại CTRSH của Bộ Tài nguyên và Môi trường./.


Tập tin đính kèm
Tác giả: Thanh Tâm
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết