• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người hút thuốc lá lâu năm làm gì để tránh ung thư phổi

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thuốc lá cướp đi sinh mạng gần 8 triệu người trên thế giới. 90% số người mắc ung thư phổi hàng năm trên thế giới có nguyên do liên quan mật thiết đến việc hút thuốc.
     Nếu một người liên tục hút thuốc trong hơn một thập kỷ, nguy cơ phát triển ung thư phổi sẽ tăng lên rất nhiều. Nguyên nhân là do trong quá trình đốt cháy, thuốc lá giải phóng rất nhiều chất Benzopyrene, Formandehit, ĐĐT- Đieldrin, Tar...là những chất gây ung thư.
     Các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc trong một thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 15-20 lần so với những người không hút thuốc. Nếu họ là người nghiện thuốc lá nặng, nguy cơ còn cao gấp 25-30 lần.
     Nhiều người hút thuốc, ngay cả khi họ cảm thấy phổi khó chịu, cũng không đến bệnh viện để kiểm tra. Điều này dễ khiến những người có bệnh ung thư phổi bị phát hiện muộn, thường rất khó khăn trong quá trình điều trị. 
     Do vậy, nếu bạn là người hút thuốc thường xuyên, hãy đi khám sức khỏe định kỳ 3 hoặc 6 tháng/lần. Hãy đến bệnh viện khám ngay nếu có những biểu hiện sau đây, vì đó có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư phổi.
     
Ho khan, khó chịu
Ung thư phổi phát triển sẽ thay đổi dịch tiết niêm mạc phế quản, kết hợp với viêm phổi tắc nghẽn... gây nên biểu hiện điển hình là ho khan gây khó chịu, ho đến không kiểm soát được.
     Đờm có máu
Việc cung cấp máu của mô khối u không chỉ dày đặc mà còn dễ đứt gãy, vì vậy khi ho, rất dễ gây vỡ mạch máu, khiến máu xuất hiện trong đờm. Nếu vỡ mạch máu lớn, sẽ dẫn hiện tượng ho ra toàn máu.
     Đau ngực
Ung thư phổi có thể gây đau ngực, do khối u xâm lấn màng phổi, thành ngực hoặc xương sườn, chèn ép vào các dây thần kinh hoặc bộ phận khác gây ra.
     Khó thở
Khối u ung thư làm tắc nghẽn đường thở, gây khó thở. Ung thư phổi thường kết hợp với tràn dịch màng phổi, ứ dịch cũng có thể gây khó thở.
     Những người hút thuốc thường xuyên và lâu năm, cần có kế hoạch giảm hút và cai thuốc và cần đi chụp CT phổi định kỳ hàng năm ngay cả khi không có dấu hiệu khó chịu về sức khỏe, để có thể phát hiện được căn bệnh ung thư phổi sớm và điều trị kịp thời./.

Tổng số điểm của bài viết là: 18 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết