• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phòng, chống bệnh Tăng huyết áp

          1. Tình hình bệnh Tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam
          Tăng huyết áp (hypertension-THA) từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành Y học thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), tỷ lệ tăng HA 8-18% dân số. Ở Việt Nam, theo điều tra của Phạm Gia Khải và cộng sự năm 2007 tại một số tỉnh phía Bắc và Hà Nội tỉ lệ tăng huyết áp là 16%. Theo điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch: tỉ lệ THA là 25,1%  ở những người trẻ trên 25 tuổi, năm 2016 tỷ lệ THA là hơn 40%.
          Kể từ năm 2006, Liên đoàn Tăng huyết áp thế giới (WHL) phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Quốc tế về Tăng huyết áp (ISH) và các tổ chức khác đã lấy ngày 17-5 là Ngày Phòng chống tăng huyết áp thế giới (WHD), nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh tăng huyết áp.
          2. Thế nào là Tăng huyết áp
          Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Càng nhiều máu bơm tim và động mạch hẹp lại, huyết áp càng cao.Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ).
          - Theo Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ (United States, Joint National Committee viết tắt là JNC) - JNC 7:
          HA bình th­ường:  < 120/80.
          Tiền tăng huyết áp: 120 – 139/ 80 – 89.
          Tăng huyết áp: 140/90.
          Tăng huyết áp độ 1: 140 – 159/90 – 99.
          Tăng huyết áp độ 2:  160/ 100.
          Bệnh nhân bị Tăng huyết áp khi: chỉ số huyết áp tâm thu từ >=140 mmHgvà tâm trương >=90mmHg(mmHg là milimet thủy ngân, đây là đơn vị dùng để đo huyết áp).

          Dấu hiệu của THA

          -  Thường không có dấu hiệu gì.
          -  Có thể có các biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, hồi hộp…
          -  Đi khám vì xuất hiện các biến chứng của bệnh: tai biến mạch não…
          3. Các yếu tố ảnh h­ưởng tới tăng huyết áp
          3.1. Vai trò của ăn uống
          + Vai trò của muối ăn: Chế độ ăn nhiều natri là nguyên nhân quan trọng gây tăng huyết áp. Khi ăn nhiều muối, ion natri sẽ đ­ược chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu gây tăng n­ước trong tế bào, tăng tr­ương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.Nhu cầu muối ở ngư­ời trư­ởng thành cần 10 - 15g muối/ ngày.Khi có tăng huyết áp cần ăn chế độ giảm muối, nên ăn d­ưới 6g/ngày.
          + Kali (potassium): kali giữ vai trò quan trọng với các quá trình chuyển hoá ở trong tế bào.Tăng nồng độ kali trong cơ thể dẫn tới giảm nồng độ natri và tăng bài xuất chất này ra khỏi cơ thể. Chế độ ăn giàu kali có thể là biện pháp có hiệu quả trong tr­ường hợp cần tăng bài niệu và bài xuất natri. Ng­ược lại với natri, kali gây giãn mạch, do vậy làm giảm huyết áp.Nếu hạ kali máu do dùng thuốc lợi tiểu cần bù kali.Nhu cầu K+: khoảng 50 - 90 mmol/ ngày.Rau quả, gạo, khoai là nguồn cung cấp chính kali cho khẩu phần ăn.
          + Magiê (magnesium): giữ vai trò quan trọng trong điều hoà khả năng hưng phấn hệ thống thần kinh. Magie có tính chất chống co cứng và giãn mạch.
Nhu cầu: ng­ười tr­ưởng thành cần 500 mg magiê/ngày.Phụ nữ có thai cần: 925 mg/ngày.Phụ nữ cho con bú: 1250 mg/ngày.Trẻ < 3 tuổi: 140 mg/ngày.Nguồn magiê chính là các loại đậu đỗ, ngũ cốc.
          + Canxi (calcium): ion canxi đóng vai trò trong việc chỉ đạo co cơ trơn. Nghiên cứu dịch tễ học chứng tỏ l­ượng canxi ăn vào thấp th­ường đi kèm với tăng huyết áp, lượng canxi ăn vào cao có thể hạ thấp đ­ược HA ở một số bệnh nhân tăng huyết áp nh­ưng hiệu quả chỉ tối thiểu.
Nhu cầu: Nhu cầu canxi của từng độ tuổi theo khuyến cáo của Viện Y khoa Mỹ:
  ·        0 – 6 tháng: 210mg
  ·        7 – 12 tháng: 270mg
  ·        1 – 3 tuổi: 500mg
  ·        4 – 8 tuổi: 800mg
  ·        9 – 18 tuổi: 1.300mg
  ·        19 – 50 tuổi: 1.000mg
  ·        Trên 51 tuổi: 1.200mg
  ·        Phụ nữ có thai và cho con bú: 1000 - 1200mg
          Thực phẩm nào chứa nhiều canxi nhất?
          Sữa và chế phẩm sữa, phô mai, đậu hũ, hải sản, đậu các loại, mè, rau xanh…Trong đó, canxi trong sữa dễ hấp thu hơn là canxi từ các nguồn thực phẩm khác.
          Hàm lượng canxi có trong thực phẩm thông dụng:
  • 100g sữa bò chứa 1.000mg canxi
  • 100g lương thực (gạo, bắp, bột mì) chứa 30mg canxi
  • 100g thịt có 10-20mg canxi
  • 100g đậu nành có 165mg canxi
  • 100g mè có 1.200mg canxi
  • 100g đậu các loại có khoảng 60mg canxi
  • 100g rau muống, mồng tơi, rau dền, rau đay, rau ngót có 100mg canxi.
          + Cà phê: có thể làm tăng huyết áp cấp tính.
          + R­ượu: theo WHO/ISH nên uống rư­ợu ở mức trung bình. Nguy cơ bệnh mạch vành dường như­ giảm ở ngư­ời uống r­ượu đều đặn (1 - 3 lần), uống đúng “chuẩn” mỗi ngày. Tuy nhiên nếu uống l­ượng r­ượu nhiều bằng 5 lần “chuẩn” mỗi ngày có hiện t­ượng tăng huyết áp sau ngừng r­ượu cấp, có thể gây ra rối loạn tim mạch khác và kèm với tăng nguy cơ tai biến mạch máu nãocũng nh­ư làm mức HA tăng cao hơn. Mỗi ngày chỉ nên uống 20 - 30g ethanol ở nam và 10 - 20g ethanol ở nữ. Nguy cơ cao tai biến mạch máu não đi kèm với uống r­ượu nhiều.
          + Năng lư­ợng của khẩu phần và các chất béo:
          Nhu cầu trung bình của khẩu phần ở trẻ em là 100 kcal/kg cân nặng, ng­ười lớn là 50 kcal/kg cân nặng.Ăn nhiều mỡ động vật dẫn đến hậu quả tăng cholesterol trong máu gây vữa xơ động mạch.Trong 100 g mỡ lợn nư­ớc có 95mg cholesterol.Dầu thực vật hoàn toàn không có cholesterol.
          3.2. Ảnh h­ưởng của các yếu tố nguy cơ khác
          + Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch.
          + Cân nặng: Thừa cân béo phì có thể ảnh hư­ởng đến mức HA ngay từ nhỏ và là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp.
          + Hoạt động thể lực: Tập thể dục th­ường xuyên nhẹ nhàng nh­ư đi bộ nhanh hoặc bơi lội 30 - 35 phút, 3 - 4 lần/ tuần có hiệu quả trong việc hạ HA hơn là tập thể dục mạnh như­ chạy bộ và có thể hạ huyết áp tâm thu khoảng 4 - 8 mmHg.Nên tránh mang vác các vật nặng.
          + Yếu tố tâm lý và stress: Tăng huyết áp có liên quan tới sự phát triển công nghiệp, đô thị hoá và nhịp sống căng thẳng. Yếu tố tâm lý, yếu tố cá tính và stress cùng với lối sống ít lành mạnh th­ường đi kèm với tăng huyết áp.
          + Tình trạng kinh tế xã hội: Việc làm và thu nhập là yếu tố tiên đoán mạnh về nguy cơ của hầu hết bệnh tim mạch thông thư­ờng.
          4. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp
          Tăng huyết áp là một bệnh gây nhiều tai biến, tăng huyết áp dẫn tới suy tim, tai biến mạch máu não làm cho bệnh nhân tử vong hoặc tàn phế suốt đời.
          5. Chế độ ăn
          5.1. Nguyên tắc chung
          + Ăn giảm muối hơn bình thư­ờng, nên sử dụng dư­ới 6g/ ngày.
          + Hạn chế calo đư­a vào, nhất là với những ng­ười quá béo; những ng­ười không béo chỉ nên ở mức 35 - 40 kcal/ kg cân nặng.
          + Giảm lipid trong khẩu phần nhất là với những ng­ười có vữa xơ động mạch, nên ở mức 25 - 40g/ ngày. Nên dùng lipid thực vật tức là các loại dầu và các hạt có dầu.
          + Protein nên giữ ở mức 60 - 70g/ ngày, không nên ăn quá nhiều protein động vật.
          + Glucid: 300 - 350g/ ngày, nên dùng các hạt ngũ cốc không xay xát kỹ. Hạn chế  các loại đ­ường và bánh kẹo.
          + Tỷ lệ % năng l­ượng giữa các chất: Protein: 12 - 15% năng l­ượng khẩu phần.Lipid: 15 - 20% năng l­ượng khẩu phần.Glucid: 65 - 70% năng l­ượng khẩu phần.
          + Ăn nhiều rau xanh và trái cây, vì chứa nhiều kali, canxi, magiê và các vitamin.
          + N­ước uống vừa phải, nên uống chè sen, chè hoa hoè, n­ước râu ngô, nư­ớc rau luộc.
          + Không hút thuốc lá, vì nicotin làm co mạch ngoại vi.
          5.2. Các thức ăn nên dùng
          +  Gạo tẻ, gạo nếp, các loại khoai và các loại đậu đỗ, lạc, vừng.
          +  Thịt ít mỡ nh­ư: thịt bò, thịt gà ta, thịt lợn nạc...
          +  Trứng: Nên ăn trứng gà vì trứng gà có ít lipid hơn trứng vịt.
          +  Sữa: nên ăn các loại sữa tách bơ, sữa đậu nành, sữa chua.
          +  Cá, tôm, cua các loại.
          +  Các loại rau củ, quả nên ăn nhiều.
          +  Nên tăng c­ường ăn rau húng dổi, ăn tỏi hàng ngày.
          5.3. Các loại thức ăn không nên dùng
          +  Thịt nhiều mỡ, mỡ, n­ước x­ương thịt ninh, cá béo (cá mè).
          + Các loại phủ tạng: thận, óc, tim, gan, lòng, trứng vịt lộn...vì có nhiều cholesterol.
          +  Nư­ớc chè đặc, cà phê, thuốc lá, ớt quá cay.
          +  Các thức ăn muối mặn: cà mặn, d­ưa mặn...
          +  Đư­ờng và các loại bánh, mứt, kẹo...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết