• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024

Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã khuyến cáo tất cả các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 06 tháng đầu. Hiện nay, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu khá thấp ở nhiều quốc gia. Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng, tại Việt Nam, tỷ lệ này được ước tính là 22,7% năm 2015 và 45,4% năm 2020. Đây là con số đáng lo ngại và chính điều này trở thành nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của thế hệ mầm non tương lai của thế giới và Việt Nam.

Tuần lễ thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ t ngày 01/8 đến 07/8 hàng năm, được các quốc gia trên toàn thế giới tổ chức nhằm khuyến khích và tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM). Với chủ đề “Thu hẹp khoảng cách - Hỗ trợ Nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương”, Tuần lễ thế giới NCBSM năm nay tập trung đẩy mạnh hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ để giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, đặc biệt tập trung vào hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ trong các tình huống khẩn cấp để không một bà mẹ nào bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những bà mẹ dễ bị tổn thương, những người có thể cần thêm sự hỗ trợ để giảm bất bình đẳng trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Ngày 11/6/2024, Bộ Y tế ban hành Công văn số 3200/BYT-BMTE về việc triển khai Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

1. Tích cực triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm đảm bảo việc hỗ trợ NCBSM cho tất cả các bà mẹ, đặc biệt các bà mẹ thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

2. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố hướng dẫn các khu công nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

3. Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn triển khai các hoạt động thúc đẩy NCBSM. Cụ thể:

- Bệnh viện đa khoa có khoa sản/nhi, bệnh viện chuyên khoa phụ sản, nhi, sản - nhi:

+ Tuân thủ Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày 06/11/2014 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.

+ Thực hiện Thông tư số 38/2016/TT-BYT ngày 31/10/2016 quy định một số biện pháp thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Duy trì hoạt động tư vấn cho phụ nữ mang thai và bà mẹ sau sinh về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ, hướng dẫn các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ cho con bú đúng, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 24 tháng và cách duy trì nguồn sữa mẹ. Thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, đảm bảo nhóm trẻ sinh non, nhẹ cân, bệnh lý cần được hỗ trợ để được tiếp cận với nguồn sữa mẹ.

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản hoặc đơn vị tương đương phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai truyền thông cho các cấp, các ngành và người dân về tầm quan trọng của việc bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi. Sữa mẹ không những đảm bảo sức khoẻ lâu dài cho bà mẹ, trẻ em mà còn giúp nâng cao sức khoẻ, bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong tình hình mới hiện nay khi các bệnh truyền nhiễm ngày một gia tăng.


Tác giả: Bs Trần Hương
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
CHUYÊN MỤC
LIÊN KẾT WEB