• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PHÒNG, CHỐNG TIÊU CHẢY CẤP MÙA HÈ

Mùa hè là thời điểm thuận lợi cho các bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp gia tăng do thời tiết nóng ẩm, thức ăn dễ ôi thiu và nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe, mọi người dân, gia đình và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau: 

1. Đảm bảo an toàn thực phẩm 

- Thực hiện ăn chín, uống sôi: Lựa chọn thực phẩm sạch, không ăn thức ăn sống, tái, thức ăn ôi thiu hoặc không rõ nguồn gốc. Vật dụng chế biến thực phẩm đảm bảo sạch sẽ.

- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với chất bẩn. 

- Bảo quản thức ăn kỹ lưỡng: Đậy kín, bảo quản lạnh với đồ dễ hỏng, tránh ruồi nhặng đậu vào thức ăn. 

2. Sử dụng nguồn nước sạch 

- Chỉ dùng nước đã đun sôi hoặc nước đóng chai đảm bảo. 

- Vệ sinh bể chứa nước, giếng khoan định kỳ. 

3. Vệ sinh cá nhân

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân hàng ngày, nhất là vệ sinh tay bằng rửa tay sạch thường xuyên hàng ngày. Cắt ngắn móng tay chân vì giữ móng tay và móng chân dài có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm do bụi bẩn tích tụ trong móng tay chân. Vi khuẩn thường thích cư trú trong móng tay vì đây là môi trường vừa an toàn lại vừa có nguồn dinh dưỡng dồi dào là chất đạm sừng có trong móng tay cung cấp, vì vậy, một trong những cách để vệ sinh cá nhân chính là cần “phá hủy” môi trường lý tưởng này của vi khuẩn.

- Quần áo, đồ dùng cá nhân, đồ chơi của trẻ em cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

- Che miệng khi ho và hắt hơi: Đây là nguyên tắc quan trọng trong vệ sinh cá nhân để bảo vệ những người xung quanh. Dùng tay che miệng mỗi khi ho hoặc hắt hơi sẽ giảm tỉ lệ lây nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm trong không khí. Để bảo vệ bản thân và những người xung quanh tốt hơn, cần đeo khẩu trang y tế khi có các dấu hiệu bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, cảm sốt,… để không bị lây nhiễm thêm các bệnh truyền nhiễm khác.

4. Vệ sinh môi trường sống 

- Diệt ruồi, gián, chuột là trung gian truyền bệnh. 

- Thu gom rác thải, xử lý phân người và gia súc, xử lý rác thải, nước thải. 

5. Nhận biết và xử trí đúng khi bị tiêu chảy cấp 

- Dấu hiệu của tiêu chảy cấp: Đi ngoài phân lỏng nhiều lần, nôn, sốt, mệt mỏi, mất nước (khát, khô môi, đi tiểu ít). 

- Cách xử lý: 

+ Bù nước ngay bằng nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước hoa quả, nước cháo muối, nhất là dung dịch Oresol (pha đúng tỷ lệ tùy loại gói hoặc viên sủi). 

+ Đưa ngay đến cơ sở y tế nếu có dấu hiệu tiến triển nặng bệnh lên như: sốt cao, mất nước nặng, phân có máu, mệt mỏi li bì, co giật... 

+ Không tự ý dùng kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

6. Lưu ý với trẻ em 

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhất là vắc-xin Rotavirus phòng tiêu chảy do virus Rota. 

- Duy trì nuôi con bằng sữa mẹ (nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, nuôi bằng sữa mẹ ít nhất đến đến 02 năm) để tăng đề kháng cho trẻ. 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh!Mọi gia đình hãy thực hiện các biện pháp trên để bảo vệ sức khỏe trong mùa hè này. 

Liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ y tế.


Tác giả: Trần Tài
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết