• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phấn đấu đạt 3 mục tiêu 95-95-95 hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS

Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đặt ra 03 mục tiêu 95-95-95 là: 95% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 95% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đặt ra 03 mục tiêu 95-95-95 là: 95% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 95% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đặt ra 03 mục tiêu 95-95-95 là: 95% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; 95% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.

Đến nay mục tiêu 95 thứ 3 đã đạt được là 96%. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đạt được tỷ lệ này. Hai mục tiêu đầu lần lượt là 86% và 80%. Điều này cho thấy, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam còn nhiều việc cần làm để đạt được mục tiêu kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Dịch HIV rất có thể bùng phát trở lại nếu chúng ta chủ quan, thiếu quan tâm, không đầu tư thỏa đáng cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Tình hình dịch HIV từ năm 2020 đến nay đang có xu hướng gia tăng. Nếu trước đây giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, Việt Nam phát hiện khoảng 10.000 trường hợp nhiễm HIV mỗi năm thì trong 02 năm qua, mặc dù dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc xét nghiệm HIV, nhưng mỗi năm vẫn có hơn 13.000 trường hợp nhiễm mới HIV được báo cáo.

Đáng lưu ý là xu hướng dịch HIV đang thay đổi: Từ lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường máu chuyển sang lây truyền HIV qua đường tình dục. Trong các trường hợp nhiễm mới HIV, có 85% là nam giới và gần 50% trong độ tuổi trẻ (16-29 tuổi). Nam quan hệ tình dục đồng giới là nhóm nhiễm HIV chủ yếu ở Việt Nam hiện nay. Tại một số địa phương, có 60% đến 80% số người nhiễm HIV mới được phát hiện là nam quan hệ tình dục đồng giới.

Thời gian qua, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ theo hướng tiếp cận toàn diện và cung cấp dịch vụ từ dự phòng, xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS; thực hiện mở rộng độ bao phủ và cung cấp các dịch vụ HIV có chất lượng; thực hiện các giải pháp đảm bảo tính bền vững cho công tác phòng, chống HIV/AIDS như huy động nguồn tài chính từ Quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách địa phương thông qua Đề án bảo đảm tài chính về phòng, chống HIV/AIDS tại từng tỉnh, thành phố.

Nhiều mô hình, sáng kiến về các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS được nghiên cứu, áp dụng triển khai để phù hợp với bối cảnh dịch HIV có nhiều thay đổi. Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trên bản đồ phòng, chống HIV/AIDS thế giới. Những thành công, kinh nghiệm, thực hành tốt của Việt Nam đã được lựa chọn để báo cáo, chia sẻ với các quốc gia khác trên các diễn đàn Quốc tế. Ước tính từ năm 2001 đến nay, việc triển khai các can thiệp phòng, chống HIV/AIDS đã cứu được hơn 960.000 người không bị nhiễm HIV tại Việt Nam.

Để phấn đấu đạt  3 mục tiêu trên và sớm chấm dứt dịch AIDS, Bộ Y tế đề nghị:

 Lãnh đạo các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và đầu tư, phân bổ ngân sách bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

 Đoàn thanh niên các cấp cần nâng cao nhận thức cho thanh niên về sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS. Mỗi đoàn viên, thanh niên phải là một tuyên truyền viên tích cực về phòng, chống HIV/AIDS. Mỗi tổ chức đoàn phải có các sáng kiến, các mô hình phòng, chống HIV/AIDS phù hợp, hiệu quả, thân thiện với thanh niên. Trong đó chú ý nhóm thanh niên trẻ tuổi trong khu vực trường học, khu công nghiệp.

Ngành Y tế tiếp tục mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng và triển khai đồng bộ, toàn diện các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS theo chiến lược tiếp cận từ xét nghiệm, dự phòng đến điều trị HIV/AIDS: người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận sớm với xét nghiệm HIV; người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với điều trị bằng thuốc kháng virus và điều trị các bệnh đồng nhiễm HIV/Lao, HIV/Viêm gan C.

Đẩy mạnh truyền thông và can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV như cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV; tổ chức đánh giá kết quả triển khai Đề án thí điểm cấp thuốc Methadone nhiều ngày; mở rộng cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày sau thí điểm./.


Tác giả: Hoàng Thía
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết