• :
  • :
Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Chuyên nghiệp - Tận tâm - Vì cộng đồng
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình :“Cùng hành động để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập”

Điều trị, chăm sóc người khuyết tật giúp người khuyết tật (NKT) đến điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình có cơ hội điều trị, tái hoà nhập cộng đồng tốt nhất, nhiều năm nay Bệnh viện đã không ngừng cập nhật những phương pháp điều trị kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền, mang đến hiệu quả tốt nhất cho người bệnh là NKT.

                 Bệnh nhân tập di chuyển với gậy trợ giúp

Mỗi NKT có bệnh lý khác nhau, các hoạt động cuộc sống hằng ngày bị hạn chế tùy theo mức độ bệnh.Việc giúp NKT làm chủ một phần hoặc hoàn toàn các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, giảm sự phụ thuộc vào người chăm sóc là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Ngoài việc điều trị bệnh, NKT còn được đội ngũ Kỹ thuật viên (KTV) của bệnh viện hướng dẫn tập luyện để có thể thực hiện các hoạt động thường ngày tuỳ thuộc vào khiếm khuyết của từng NKT, từ đó giúp NKT xóa bỏ sự mặc cảm bản thân, hòa nhập với cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Việc hỗ trợ, chăm sóc và can thiệp các kỹ thuật trị liệu cho NKT rất khó khăn, đòi hỏi bác sĩ, kỹ thuật viên ngoài trình độ chuyên môn còn xuất phát từ tâm thiện nguyện rất lớn. Chính sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và đồng cảm của các y, bác sĩ, KTV viên đã giúp nhiều NKT hòa nhập tốt với cuộc sống

Không may bị chấn thương sọ não cách đây 3 năm, ông Đặng Văn Hạnh 57 tuổi, địa chỉ Giao Xuân-Giao Thuỷ-Nam Định bị liệt nửa người, không tự đi lại được, giao tiếp khó khăn, mọi sinh hoạt hàng ngày phụ thuộc hoàn toàn vào người nhà. Gia đình ông đã tìm đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình. Tại đây ông được điều trị, trị liệu (vận động trị liệu, ngữ âm trị liệu...).Hiện tại, ông đã tự đi lại bằng gậy, việc chăm sóc cá nhân hàng ngày không còn phải phụ thuộc vào người nhà nữa. Ông phát âm cũng rõ ràng hơn, bản thân ông và gia đình rất vui mừng phấn khởi

KTV Phạm Thị Hiền đang dạy em bé bại não học nói.

 

Hàng năm, Bệnh viện khám, chẩn đoán, tư vấn và hướng dẫn can thiệp cho rất nhiều trẻ em gặp các khuyết tật tâm thần như: Rối loạn phổ tự kỷ, Tăng động giảm chú ý, Chậm phát triển ngôn ngữ, Rối loạn âm lời nói, Chậm phát triển trí tuệ, Chậm phát triển vận động…

Đối với các trường hợp NKT là trẻ em, mục tiêu của bệnh viện giúp cho trẻ biết cách tự chăm sóc mình, có mối quan hệ hoà nhập với người thân, người xung quanh, trẻ nhận biết được tình cảm được yêu thương của người thân và biết thực hiện những giao tiếp cơ bản.

Để việc chăm sóc, điều trị NKT có hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế, KTV của Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình, luôn cần sự chung tay của gia đình, cộng đồng cùng chia sẻ, quan tâm, chăm sóc giúp NKT sớm hoà nhập với xã hội. Hưởng ứng Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4), Bệnh viện đã thực hiện nhiệm vụ quan trọng là điều trị, chăm sóc NKT, đúng như chủ đề Ngày Người khuyết tật Việt Nam 2024:“Cùng hành động để người khuyết tật tiếp cận và sống độc lập”.

Lưu Thị Nhung - Bệnh viện Phục hồi chức năng Thái Bình

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết